1, Một số vụ cháy lớn tại tầng hầm chung cư gây hậu quả nghiêm trọng
- Vụ cháy chung cư kinh hoàng tại Carina Plaza (quận 8, TP.HCM) ngày 23/3/2018, bắt nguồn từ tầng hầm đã cướp đi sinh mạng của 13 người và khiến cho 60 bị thương, hàng trăm xe máy và ô tô bị thiêu rụi cùng với nhiều thiệt hại khác.
- Trước đó, vào ngày 11/10/2015, tại tầng hầm tòa nhà Chung cư CT4 khu đô thị Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông ( Hà Nội), đã xảy ra cháy. Vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi 200 xe máy, 45 xe đạp và làm 1 ôtô hư hỏng nhẹ, 10 người bị ngạt khói và choáng, trong đó có ba lính cứu hỏa.
- Mới đây nhất là vụ cháy xảy ra tại Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Hà Nội vào ngày 28/08/2019 tại cơ sở ở phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội đã thiêu rụi 6.000 m2 kho xưởng, ước tính ban đầu thiệt hại về tài sản khoảng 150 tỉ đồng, dưới 5% tổng tài sản công ty.
2, Nguyên nhân dẫn đến cháy nổ tại các tầng hầm chung cư
2.1, Do đặc điểm và kiến trúc công trình
- Kiến trúc tòa nhà có không gian xây dựng lớn, mật độ dân số đông nên tập trung nhiều thiết bi và vật dụng dễ cháy.
- Tại tầng hầm bố trí nhiều hạng mục nguy hiểm, tồn chứa nhiều chất cháy như gara để xe, trạm biến áp, kho hàng, hầm chứa rác…
- Nhà cao tầng thường được bố trí nhiều hệ thống kỹ thuật như: Trạm biến áp, máy phát điện, hệ thống Gas trung tâm… Do đó chỉ cần một trong những hệ thống kỹ thuật gặp sự cố hoặc sử dụng không đúng quy trình cũng có thể gây mất an toàn và không đảm bảo về PCCC.
2.2, Do chủ quan của người dân
- Các cư dân dùng gas để đun nấu gây ra 1 số hành động bất cẩn như: Không khóa van bình gas sau khi đun, quên tắt bếp gas, sử dụng các dụng cụ không đảm bảo chất lượng hay việc thắp hương, đốt vàng mã của các cư dân nếu không được để ý, quan sát cũng có thể gây ra một đám cháy lớn khi gặp sự cố.
2.3, Do chủ quan của Ban quản lý tòa nhà và chủ đầu tư dự án
- Trong rất nhiều trường hợp, khi có cháy, hệ thống báo cháy và chữa cháy của nhà chung cư không hoạt động.
- Trang thiết bị PCCC đã cũ kỹ và lâu năm chưa được vận hành, sửa chữa.
- Chủ đầu tư không trang bị, bảo dưỡng các thiết bị PCCC.
- Chủ đầu tư sau khi bàn giao cho Ban quản lý không có kinh phí để đầu tư cho hoạt động PCCC.
3, Cách phòng tránh cháy nổ tại các tầng hầm chung cư
3.1, Về phía chủ đầu tư
- Chú trọng đầu tư vào hệ thống PCCC để kip thời phát hiện và xử lí các cự cố về cháy nổ.
- Lắp đặt hệ thống tản nhiệt điều hòa, trạm điện tách rời tầng hầm chung cư.
- Kiểm tra kĩ hệ thống PCCC trước khi bàn giao cho Ban quản lí.
3.2, Về phía Ban quản lí
- Đưa ra quy định và hình phạt nghiêm ngặt để cư dân tuân thủ quy định về PCCC và có hình thức xử lí nghiêm đối với trường hợp vi phạm.
- Đảm bảo công tác an ninh tòa nhà 24/7 để nhằm phát hiện và ngăn chặn sớm những nguy cơ và rủi ro của tòa nhà.
- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức, kỹ năng cho cư dân về việc kiểm soát rủi ro và xử lý sự cố nhanh, chính xác nhất có thể.
3.3, Về phía cư dân
- Không để các vật liệu dễ cháy gần nguồn lửa.
- Thờ cúng, đốt vàng mã, nhang nến đúng nơi quy định.
- Tuân thủ quy định về PCCC của Ban quản lí.
3.4, Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị PCCC và thi công chất lượng.
- Fisa Việt Nam là một trong những đơn vị đi đầu về thi công thiết kế các thiết bị PCCC. Với phương châm làm việc luôn đặt sự an toàn của khách hàng lên đầu. FISA Việt Nam đã xây dựng được một tập thể đoàn kết vững mạnh mà ở đó trí tuệ, sức sáng tạo, sự năng động và nhiệt huyết của mỗi cá nhân luôn luôn được khơi dậy và phát huy cao độ.
- Chúng tôi đã không ngừng áp dụng chiến lược kinh doanh, và công nghệ thi công tiên tiến, quyết tâm mang lại cho khách hàng sự hài lòng nhất. Đến nay, FISA Việt Nam tự hào ghi lại các dấu ấn công trình trên khắp mọi miền tổ quốc với tư cách một nhà dự thầu chuyên nghiệp và uy tín.
- FISA Việt Nam đang và sẽ nỗ lực hơn nữa để những tiềm năng trên mọi mặt, mọi lĩnh vực sẽ được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, khẳng định vị thế của FISA Việt Nam trên thị trường trong nước và khu vực.