1. Những việc làm trước khi khám nghiệm hiện trường vụ cháy, nổ
- Nắm tình hình việc tổ chức bảo vệ hiện trường và khoanh vùng, xác định ranh giới, phạm vi hiện trường cần tiếp tục bảo vệ, bảo quản tài sản, vật chứng liên quan đến vụ cháy, nổ, ngăn chặn những thiệt hại có thể tiếp tục xảy ra.
- Tổ chức bảo vệ hiện trường, phát hiện, ghi nhận và bảo vệ các dấu vết, đồ vật, vật chứng để lại trên hiện trường, trên các đồ vật liên quan.
- Nắm tình hình hiện trường, tìm hiểu thông tin về vụ cháy, nổ thông qua người biết việc, người bị hại, người làm chứng, người tham gia chữa cháy, nổ. Nắm tình hình, đề nghị phối hợp hỗ trợ trong quá trình khám nghiệm hiện trường, điều tra.
- Mời người chứng kiến cùng tham gia khám nghiệm.
- Xác định phạm vi khám nghiệm, phương pháp khám nghiệm, điểm mốc để định vị vị trí nạn nhân, vật chứng, dấu vết.
- Thu thập những hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ cháy.
- Lập kế hoạch khám nghiệm và điều tra ban đầu tại hiện trường: phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong lực lượng tham gia khám nghiệm và chia làm hai bộ phận: Bộ phận khám nghiệm và bộ phận điều tra ban đầu.
- Chọn phương pháp khám nghiệm, phương tiện kỹ thuật phù hợp cho việc khám nghiệm; kiểm tra về tình trạng hoạt động, chất lượng, số lượng các thiết bị PCCC , phương tiện, công cụ phục vụ cho công tác khám nghiệm hiện trường.
2. Tiến hành khám nghiệm hiện trường
a) Khám nghiệm tổng quát
- Tiến hành quan sát vị trí, trạng thái, địa hình, địa vật, tình trạng, mô hình, kết cấu, chủng loại vật liệu, đồ vật, các dấu vết, vật chứng xuất hiện và tồn tại ở hiện trường, giới hạn hiện trường, qui mô mức độ thiệt hại, xác định nơi tập trung dấu vết, vật chứng… của hiện trường cháy, nổ và ghi nhận hiện trường chung vào sổ tay khám nghiệm.
- Chụp ảnh, quay phim quang cảnh chung của hiện trường và các khu vực kế cận của hiện trường, đặc điểm đặc biệt của hiện trường, sau đó xác định mốc, các hướng tiếp giáp với hiện trường và các thông tin cần thiết để vẽ phác họa sơ đồ, mô tả hiện trường chung. Tiến hành đặt số cho những dấu vết, vật chứng, tử thi… đã nhìn thấy.
- Kết thúc giai đoạn khám nghiệm sơ bộ cần tổ chức cuộc họp ngắn (hội ý) giữa ban chỉ huy cuộc khám nghiệm với các thành viên hội đồng khám nghiệm về quy mô, mức độ thiệt hại của vụ cháy, nổ, hiện trường, về vị trí giới hạn khu vực cháy, nổ, khả năng và điều kiện gây cháy, nổ… phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong đoàn, lập kế hoạch khám nghiệm tỉ mỉ. Lập biên bản, vẽ sơ đồ và chụp ảnh hiện trường chung nhằm xác định quang cảnh, vị trí, chiều hướng… của hiện trường.
b) Khám nghiệm chi tiết
- Sử dụng phương pháp khoa học, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ thích hợp, nghiên cứu chi tiết từng khu vực, từng đồ vật ở hiện trường nhằm phát hiện tất cả các dấu vết, vật chứng trong phạm vi hiện trường đã khoanh vùng.
- Ghi nhận dấu vết: trước khi thu lượm dấu vết, vật chứng đều phải tiến hành ghi nhận toàn bộ vị trí dấu vết, vật chứng đã phát hiện bằng cách chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, mô tả trong biên bản khám nghiệm hiện trường.
- Nghiên cứu phân tích đánh giá dấu vết, vật chứng phát hiện, thu thập.
- Sử dụng phương tiện kỹ thuật thích hợp và phương pháp khoa học để thu thập dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh nhằm xác định chứng cứ chứng minh tình tiết của vụ việc.
- Chụp ảnh hiện trường trung tâm, hiện trường từng phần, quay camera (nếu có), chụp ảnh chi tiết tử thi, dấu vết, vật chứng có liên quan.
- Đo đạc và vẽ Sơ đồ hiện trường vụ cháy, nổ theo Mẫu số 17.
- Đóng gói, niêm phong và vận chuyển dấu vết, vật chứng, mẫu so sánh về Cơ quan chủ trì khám nghiệm hiện trường.
- Hoàn thiện biên bản khám nghiệm hiện trường vụ cháy, nổ.
3. Kết thúc khám nghiệm hiện trường
- Họp rút kinh nghiệm về công tác khám nghiệm hiện trường; hoàn chỉnh và thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường cho các thành viên tham gia ký xác nhận vào biên bản khám nghiệm và quyết định việc kết thúc hay tiếp tục bảo vệ hiện trường.
- Đánh giá sơ bộ những dấu vết, vật chứng, thời điểm phát hiện thấy cháy, nổ, vùng cháy, nổ đầu tiên và điểm xuất phát cháy, nổ thu được tại hiện trường trên cơ sở đó đánh giá nguyên nhân và điều kiện xuất hiện cháy, nổ, kết luận nguyên nhân cháy, nổ, thủ phạm hay đối tượng nghi vấn, động cơ, tính chất, phương thức, thủ đoạn…
4. Khi kết thúc khám nghiệm hiện trường vụ cháy nổ
- Khi kết thúc khám nghiệm hiện trường vụ cháy nổ thì người chủ trì khám nghiệm phải báo cáo kết quả khám nghiệm hiện trường theo Mẫu số 07.
5. Hồ sơ khám nghiệm hiện trường
Hồ sơ khám nghiệm hiện trường gồm:
- Biên bản khám nghiệm hiện trường.
- Bản ảnh hiện trường; Sơ đồ hiện trường.
- Báo cáo khám nghiệm hiện trường.
- Biên bản khám nghiệm hiện trường bổ sung (nếu có).
6, Fisa Việt Nam tự hào là nhà cung cấp thiết bị PCCC uy tín và chuyên nghiệp
FISA Việt Nam đang là đơn vị cung cấp chính hãng thiết bị PCCC hàng đầu cả nước. Với đội ngũ nhân sự trẻ, nhiệt huyết có chuyên môn cao, chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ mà FISA Việt Nam cung cấp. Hãy đến ngay với chúng tôi để nhận được nhiều ưu đãi và các chương trình khuyến mại hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua.